Lễ Phật đản là một những nghi lễ lớn nhất trong năm của Phật giáo.

Lễ Phật Đản: Nguồn gốc, Nghi thức và Những điều cấm kỵ

Lễ Phật đản – ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca ra đời được xem là nghi lễ lớn nhất của Phật giáo không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Cùng với lễ Vu lan và lễ Phật thành Đạo, lễ Phật đản là buổi đại lễ quan trọng nhất trong năm với các tín đồ Phật giáo. Đại lễ Phật đản được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hàng năm tại các chùa có rất nhiều hoạt động mừng lễ Phật đản thu hút sự tham gia của đông đảo Phật tử. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu hết nguồn gốc, ý nghĩa và nhiều thông tin khác xoay quanh ngày Phật đản sinh. 

Lễ Phật đản là một những nghi lễ lớn nhất trong năm của Phật giáo.
Lễ Phật đản là một những nghi lễ lớn nhất trong năm của Phật giáo.

Nguồn gốc của lễ Phật đản

Lễ Phật đản có nguồn gốc từ Ấn Độ. Dần dần đại lễ được các tín đồ Phật giáo ở nhiều quốc gia đón nhận và tổ chức. Theo đó, lễ Phật đản là ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh. Năm 624 trước Công Nguyên, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời nhằm ngày rằm tháng 4 âm lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni. 

Lễ Phật đản được tổ chức để kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh vào rằm tháng 4 âm lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni.
Lễ Phật đản được tổ chức để kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh vào rằm tháng 4 âm lịch tại vườn Lâm Tỳ Ni.

Với ý nghĩa này, vào dịp lễ Phật đản Phật tử khắp nơi trên thế giới cùng tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ công đức của Đức Phật thông qua nhiều hoạt động như tụng kinh, dâng lễ vật, phóng sinh và đặc biệt là nghi lễ tắm Phật. Tại mỗi quốc gia khác nhau, lễ Phật đản diễn ra với những nghi thức có phần khác nhau nhưng đều tựu chung lại ở sự trang trọng, thành kính dâng lên Đức Phật. 

Lễ Phật đản được tổ chức vào ngày nào? 

Với ý nghĩa kỷ niệm ngày Phật đản sinh, lễ Phật đản thường được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 4 âm lịch. Tương ứng với 4 hoặc tháng 5 theo dương lịch. 

Đại hội Phật giáo quốc tế diễn ra từ ngày 25/5 đến 8/6/1950 tại Colombo, Tích Lan đã quyết định lấy ngày rằm tháng tư (15/4) âm lịch hàng năm làm ngày tổ chức kỷ niệm Phật đản. Tuy vậy, Phật giáo Bắc Tông thường vẫn lấy mùng 8 tháng 4 âm lịch. Trong khi Phật giáo Nam tông tổ chức nhằm ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch. Đó cũng chính là lý do lý giải cho việc có cả tuần lễ Phật đản kéo dài từ mùng 8 tháng 4 cho đến tận 15 tháng 4. Đặc biệt không ít nơi làm lễ Phật đản từ mùng 1 tháng 4 cho đến hết tháng.

Phật tử nên làm điều gì vào ngày lễ Phật đản?

Phật tử tham gia các buổi giảng đạo trong dịp lễ Phật đản.
Phật tử tham gia các buổi giảng đạo trong dịp lễ Phật đản.

Vào dịp lễ này, Phật tử ở khắp nơi trên thế giới cùng tưởng nhớ công đức của Đức Phật bằng cách tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. Bên cạnh việc tập trung tại các ngôi chùa địa phương tụng kinh, phóng sinh và tắm Phật,… mỗi Phật tử nên thực hiện những việc làm thiện lương. Có vậy mới trọn vẹn công đức, để cuối cùng có được hạnh phúc và bình an.

Cụ thể có một số việc Phật tử nên làm trong lễ Phật đản như sau:

  • Ăn chay niệm Phật: Trong dịp lễ Phật đản, Phật tử nên ăn chay niệm Phật, tránh sát sinh gây thêm tội ác đồng thời hướng đến sự bình an, thanh thản trong tâm hồn. 
  • Nghe thuyết giảng: Vào dịp lễ Phật đản sinh, rất nhiều ngôi chùa tổ chức các buổi giảng đạo về triết lý sống, đạo đức sống,… Phật tử có thể tập trung tại các ngôi chùa địa phương làm công quả và cùng nghe thuyết giảng. Những đạo lý nhà Phật có thể giúp con người tĩnh tâm, chiêm nghiệm lại những việc mình đã và đang làm. Đồng thời đây cũng là cách để tâm hồn thanh thản hơn. 
  • Lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa: Vào ngày lễ Phật Đản, Phật Tử cũng nên lau dọn bàn thờ, nhà cửa thật sạch sẽ, trang trọng. Điều này thể hiện cái tâm thành kính tưởng nhớ ngày ra đời của Đức Phật.
  • Làm việc thiện: Đạo lý nhà Phật luôn hướng con người làm việc thiện. Vậy nên vào dịp lễ Phật đản, Phật tử nên làm điều thiện. Có thể là giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, quyên góp tiền, gạo cho người nghèo,… Từ đó lan tỏa tình yêu thương, lòng từ bi, sống chan hòa. Đây cũng chính là việc làm ý nghĩa nhất để cúng dâng lên chư Phật.
  • Làm công tác xác hội, bảo vệ môi trường như dọn rác ở đường xá, khu vực sinh sống.

Có nên tự tổ chức cúng bái ngày lễ Phật đản?

Lễ Phật đản thường được tổ chức trang trọng với nghi lễ, nghi thức trọng thể tại các ngôi chùa. Tuy vậy nhiều tín đồ Phật giáo hòa chung không khí trong ngày kỷ niệm cũng mong muốn tổ chức ngày lễ Phật đản. Theo đó khuyến khích các Phật tử nếu có điều kiện có thể treo đèn lồng Phật đản, treo cờ Phật tại gia đình mình. 

Thông qua việc làm này, người đệ tử Phật không chỉ thể hiện lòng hân hoan chào đón lễ Phật đản sinh mà còn tạo duyên cho người thân, bạn bè hay những người chưa biết đến Phật pháp được kết duyên lành với Tam Bảo.

Nghi thức lễ Phật đản thế nào? 

Lễ Phật đản được tổ chức với nhiều nghi thức, lễ nghi trang nghiêm.
Lễ Phật đản được tổ chức với nhiều nghi thức, lễ nghi trang nghiêm.

Ngày lễ Phật đản hàng năm luôn được Phật tử và nhân dân tổ chức theo nghi thức đầy đủ, long trọng. Cụ thể, với nghi thức làm lễ Phật đản bao gồm:

  • Niệm hương
  • Tịnh pháp giới chơn ngôn
  • Tịnh tam nghiệp chơn ngôn
  • Phổ cúng dường chơn ngôn
  • Cúng hương
  • Cầu nguyện
  • Tán Phật
  • Quán tưởng Phật
  • Đảnh lễ
  • Chú đại bi
  • Tán Phật
  • Tán lễ
  • Đảnh lễ
  • Kệ khánh đản
  • Xưng tán hồng danh
  • Kệ tắm Phật
  • Kinh bát nhã ba la mật
  • Chú vãng sanh
  • Tứ hoằng thệ nguyện
  • Tam quy y

Những điều kiêng kỵ trong ngày lễ

Lễ Phật đản là một trong ba ngày lễ trọng đại nhất trong năm của đạo Phật. Bên cạnh những việc nên làm, để thể hiện lòng thành kính cũng như mong muốn cả năm bình yên, may mắn và có sức khỏe nên tránh những điều sau: 

  • Không sát sinh: Trong ngày lễ Phật đản, Phật tử không nên sát sinh. Bởi giáo lý của nhà Phật tôn trọng mạng sống của chúng sinh. Việc giết hại sẽ đem lại khổ đau cho con người. Người không sát sinh sẽ giữ được sự an lạc trong tâm hồn.
  • Thận trọng lời ăn tiếng nói: Không nên nói tục, chửi bậy hoặc nói những điều không xui xẻo. Nên thận trọng trong lời ăn tiếng nói và tránh xa những chuyện thị phi. Đồng thời giữ tâm trạng bình tĩnh trong mọi tình huống. Điều này không chỉ cần thực hiện trong ngày lễ Phật đản mà nên rèn cho mình như một thói quen. 

Kết luận

Lễ Phật đản ngày càng được tổ chức trang trọng. Đây không chỉ là dịp kỷ niệm ngày Phật đản sinh mà còn nêu cao tinh thần Phật pháp. Phật tử thực hiện các việc làm hướng thiện (làm từ thiện, bố thí, ăn chay,…), tránh sát sinh, làm điều ác,… Hy vọng nội dung trên đã giúp bạn đọc hiểu và có thêm thông tin về ngày đại lễ trong Phật giáo này. 

Nguyễn Ngoan

Để lại đánh giá nếu thấy nội dung này hữu ích!

Click vào sao để đánh giá

Đánh giá: 5 / 5. Số lượt: 3