Câu chuyện khởi nghiệp của các tỷ phú Việt Nam có sự khác nhau nhưng đều gặp nhau ở tinh thần dấn thân, dám nghĩ dám làm để có được thành công!
Những doanh nhân thành đạt, tỷ phú đô la luôn khiến mọi người trầm trồ về tài kinh doanh và khối tài sản khổng lồ. Bên cạnh đó, câu chuyện khởi nghiệp của họ cũng là đề tài được nhiều người quan tâm. Vậy các doanh nhân đã khởi nghiệp như thế nào để có được thành công như hiện nay? Để biết câu trả lời, đừng bỏ qua câu chuyện khởi nghiệp của các tỷ phú Việt Nam được chia sẻ ngay dưới đây!

Nữ tướng Vietjet – bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Tên tuổi của bà Nguyễn Thị Phương Thảo gắn liền Vietjet Air – hãng hàng không tư nhân giá rẻ đầu tiên của Việt Nam. Bên cạnh đó, bà Thảo cũng được biết đến là nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam do Forbes công bố.
Để có được thành công như hiện nay, bà Thảo đã khởi nghiệp từ năm 18 tuổi. Khi đó bà đang là du học sinh ở Đông Âu. Nhận thấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà Thảo đã bắt tay vào kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh của vị CEO Vietjet Air rất đa dạng, từ hàng điện tử, máy Fax, máy tính đến đồng hồ, băng đĩa và cả hàng nông sản từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, HongKong (Trung Quốc) sang Đông Âu. Đồng thời, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường cần thiết nhưng khan hiếm như sắt thép, phân bón, thiết bị… Chỉ sau 3 năm kinh doanh, khi mới 21 tuổi, bà Thảo đã có trong tay 1 triệu USD.
Với những thành công tại thị trường nước ngoài, trở về Việt Nam, bà Thảo tham gia nhiều hoạt động đầu tư, kinh doanh. Có thể kể đến như tham gia sáng lập và điều hành ngân hàng VIB và Techcombank hay thương vụ thâu tóm khu nghỉ dưỡng Furama Resort Danang,…
>>> Tham khảo thêm bài viết: TOP 7 doanh nhân thành đạt đồng hành cùng chuyên gia Nguyễn Ngoan
Năm 2007, khi hãng hàng không Vietjet Air được thành lập, tên tuổi bà Thảo ngày càng được nhiều người biết đến. Bên cạnh danh xưng tỷ phú, năm 2019, CEO Vietjet Air còn có tên trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới do Forbes bình chọn.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng – chủ tịch tập đoàn Vingroup

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là doanh nhân có tên tuổi quen thuộc với người dân Việt Nam. Mọi người nhớ đến ông là vị tỷ phú giàu nhất Việt Nam, là ông chủ của tập đoàn nổi tiếng Vingroup. Trong năm 2020, 2021, khi đại dịch Covid 19 diễn ra, tập đoàn Vingroup của tỷ phú triệu đô được nhắc đến với nhiều đóng góp trong công tác phòng chống dịch. Mới đây nhất, Vingroup đã hỗ trợ 4 triệu liều Vaccine phòng ngừa Covid-19.
Với thành công, danh tiếng như hiện nay, ít ai biết vị tỷ phú cũng đã có những ngày tháng khởi thiệp thất bại đến phá sản. Từ năm 3 đại học, khi đang là du học sinh ở Liên Xô, ông Vượng đã thuê một căn phòng để bán hàng. Việc buôn bán không thuận lợi, cứ càng buôn càng lỗ. Không dừng lại, ông tiếp tục chuyển sang buôn áo gió, nhập hàng từ Việt Nam sang. Công việc kinh doanh có phát triển hơn, kiếm được tiền nhưng cuối cùng do không nắm bắt được thị trường cũng lại mất sạch, phá sản.
Đến giai đoạn những năm 1990, nhận thấy sự khan hiếm của thị trường, ông Vượng về Việt Nam mua một dây chuyền mì ăn liền, đưa sang Ukraine. Tại đây, ông bắt đầu sản xuất mì ăn liền hiệu Mivina, bán cho dân bản địa. Để có vốn kinh doanh ông chấp nhận mạo hiểm đi vay bạn bè, ngân hàng. Đến năm 1995, mì Mivina nhanh chóng trở nên phổ biến ở Ukraine. Số lượng mì bán ra cũng ghi nhận những con số ấn tượng. Chỉ trong 1 năm đã bán được 1 triệu gói mì. Công việc kinh doanh từ đó được phát triển mở rộng.
Từ năm 2000, song song với việc điều hành công việc kinh doanh ở Ukraine, ông Vượng bắt đầu đầu tư ở Việt Nam với việc mở 2 công ty bất động sản là Vinpearl và Vingroup. Sự thành công trong bất động sản đã tạo tiền đề để mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác. Đến nay hệ sinh thái của Vingroup bao gồm: trung tâm thương mại Vincom, siêu thị Vinmart (đã bán cho Masan), điện thoại Vsmart, xe ô tô VinFast, bệnh viện VinMec, trường học VinSchool – VinUni,…
“Ông trùm” hàng tiêu dùng Việt Nam – Nguyễn Đăng Quang

Nếu như tỷ phú Phạm Nhật Vượng nổi tiếng với mì tôm tại Ukraine thì câu chuyện khởi nghiệp của ông chủ tập đoàn Masan – Nguyễn Đăng Quang gắn liền với sản phẩm mì gói tại Nga.
Những năm 1990, sau thời gian gần 10 năm học tập tại Nga, ông Quang bắt đầu khởi nghiệp thông qua việc kinh doanh mì gói. Khách hàng chính ban đầu là những người Việt sinh sống tại đây, sau đó mở rộng hướng tới thị trường toàn người dân Nga. Công việc kinh doanh thuận lợi đã giúp vị tỷ phú xây dựng được một nhà máy sản xuất mì gói. Công suất của nhà máy đạt 30 triệu gói mì một tháng. Thừa thắng xông lên, ông Quang mở rộng đầu tư sang các sản phẩm khác như đậu nành, tương ớt và cá.
Sau thành công tại thị trường Nga, đến năm 2002, ông Quang đưa Masan về Việt Nam và ra mắt thị trường với sản phẩm nước tương Chinsu. Lần khởi nghiệp thứ 2 này đã đưa vị doanh nhân trở thành “ông trùm” hàng tiêu dùng Việt Nam. Rất nhiều sản phẩm của Masan xuất hiện trong căn bếp của các gia đình Việt như nước tương Chinsu, nước mắm Chinsu, mì Omachi, hạt nêm…
Theo danh sách Forbes công bố năm 2020, khối tài sản của tỷ phú đô la Việt Nam Nguyễn Đăng Quang là khoảng 1, 3 tỷ USD. Xếp thứ 1717 trong danh sách các tỷ phú thế giới.
Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh: Vị tỷ phú đô la ngành ngân hàng

Tiếp tục câu chuyện khởi nghiệp của các doanh nhân thành công là câu chuyện của vị chủ tịch Techcombank – ông Hồ Hùng Anh. Ông Hùng Anh hiện đang sở hữu tài sản lên đến 1,6 tỷ USD, đứng thứ 1931 trong danh sách tỷ phú thế giới do Forbes xếp hạng.
Giống như các vị tỷ phú trên, sau khi du học tại Liên Xô, trong những năm 1990, ông Hồ Hùng Anh cũng bắt đầu khởi nghiệp. Lĩnh vực kinh doanh được vị tỷ phú đô la ngành ngân hàng lựa chọn khi đó là mì gói và tương ớt. Công việc kinh doanh thuận lợi đã giúp ông gặt hái được những thành công bước đầu. Cũng phải nói thêm là trong chặng đường lập nghiệp này của ông không thể thiếu bóng dáng người bạn thân – ông Nguyễn Đăng Quang – chủ tịch tập đoàn Masan.
Sau khi có được những thành công tại thị trường Đông Âu, ông Hùng Anh trở về Việt Nam. Lúc này, ông tiếp tục hỗ trợ ông Quang và giữ nhiều vị trí quan trọng trong tập đoàn Masan.
Về Techcombank, ông Hùng Anh bắt đầu tham gia đầu tư vào ngân hàng này từ năm 1995. Đến năm 2004, ông trở thành thành viên hội đồng quản trị. Tới tháng 5 năm 2008, vị tỷ phú chính thức đảm nhiệm chức chủ tịch HĐQT. Và đến tháng 4 năm 2018, ông Hùng Anh từ bỏ mọi chức vụ tại Masan để tập trung cho Techcombank.
Tỷ phú Trần Bá Dương: Từ tay trắng khởi nghiệp đến vị trí chủ tịch HĐQT Trường Hải (Thaco)

Khác với câu chuyện khởi nghiệp của các tỷ phú trên, ông Trần Bá Dương bắt đầu khởi sự kinh doanh tại thị trường trong nước. Những kiến thức được học tại đại học Bách Khoa là tiền đề mở ra cánh cửa sự nghiệp gắn liền với cơ khí và ô tô của ông sau này.
Năm 1997, ông thành lập công ty ô tô Trường Hải. Những năm đầu Trường Hải chỉ buôn bán ô tô. Sau 3 năm, Trường Hải bắt đầu lắp ráp xe tải hạng nhẹ mang thương hiệu KIA. Thời gian tiếp theo công ty bắt tay hợp tác với Mazda và Peugeot. Bước sang năm hoạt động thứ 4, năm 2001, Trường Hải chính thức tung ra sản phẩm đầu tiên của dòng xe tải nhẹ. Sản phẩm nhanh chóng được thị trường đón nhận với số lượng đặt hàng lớn.
Trải qua một quá trình phát triển, đến năm 2014, Thaco chính thức vượt qua Toyota để trở thành doanh nghiệp bán nhiều xe nhất trên thị trường và duy trì vị thế cho đến tận hôm nay.
Nhìn những thành công hiện tại của Thaco và vị tỷ phú Trần Bá Dương, ít ai biết được xuất phát điểm trên thương trường của ông có thể xem là thấp. Ông sinh ra trong gia đình nghèo khó, cha mất sớm, mẹ bươn chải nuôi 8 anh chị em. Bản thân ông Dương phải ra ngoài kiếm tiền từ sớm. Sau khi tốt nghiệp đại học, công việc đầu tiên của ông là công nhân sửa chữa ô tô với nhiệm vụ vét mỡ bò.
Không sinh ra ở vạch đích nhưng với tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh, dấn thân, dám nghĩ, dám làm, ông Trần Bá Dương – chủ tịch tập đoàn ô tô Trường Hải đã ghi tên mình trở thành một trong 6 vị tỷ phú USD của Việt Nam do tạp chí Forbes công nhận.
Kết luận
Hành trình khởi nghiệp luôn là con đường khó khăn cho dù thứ bạn đạt được là thành công hay thất bại. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu được phần nào câu chuyện khởi nghiệp của các tỷ phú Việt Nam và truyền cảm hứng cho bạn trên hành trình khởi sự kinh doanh.
Nguyễn Ngoan – Chuyên gia hàng đầu Việt Nam tiên phong mang đến giải pháp toàn diện về Phong thủy & Quản trị cho cá nhân và Doanh nghiệp. Hãy kết nối với chuyên gia Nguyễn Ngoan để tăng giá trị cả bạn qua kho tri thức sẵn có giá trị triệu đô bên dưới:
Youtube channel:
1. www.youtube.com/nguyenngoan
2. www.youtube.com/mandalaphongthuy
Website thông tin cá nhân: https://chuyengianguyenngoan.com/
Website các dịch vụ tư vấn: www.mandala.com.vn
Công ty TNHH Đào Tạo MANDALA Phong Thủy
Chuyên:
– Tư vấn vấn phong thủy ứng dụng trong kinh doanh, xem phong thủy cho doanh nghiệp và gia đạo tư vấn thiết kế kiến trúc nhà ở chuẩn phong thủy.
– Thiết kế logo – website chuẩn phong thủy Đặt tên thương hiệu và sản phẩm theo phong thủy xây dựng chiến lược kinh doanh & thương hiệu.
– Ứng dụng phong thủy trong tuyển dụng nhân sự đào tạo in-house về phong thủy & quản trị Coaching cho CEO & lãnh đạo theo yêu cầu.
Địa chỉ: Tầng 1, số 74 Nguyễn Khoải, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0907 55 05 27
Website: www.mandala.com.vn
Email: nguyenngoanceo@gmail.com
Ebook: http://tangebook.chuyengianguyenngoan.com/