Cúng lễ nhập trạch là gì, vì sao phải cúng nhập trạch? Cần phải chuẩn bị những lễ vật nào và cách cúng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây, bạn đừng bỏ qua nhé!

“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” là phong tục muôn đời mà người dân ta luôn gìn giữ từ thời ông cha xưa. Việt Nam có nhiều nghi lễ quan trọng thể hiện được tinh thần tôn kính truyền thống cũng như tâm linh. Trong đó, lễ nhập trạch cũng là một trong những lễ cúng bái phổ biến, quan trọng được nhiều người tin tưởng. Nếu bạn đã từng đôi ba lần đi ăn tân gia chắc chắn bạn sẽ biết đến khái niệm quá quen thuộc này. Song, không phải ai cũng biết và hiểu đúng, đủ, chính xác về nhập trạch. Mâm cúng ra sao, cách khấn vái như thế nào? Để không hối hận về sau, hãy cùng Nguyễn Ngoan đi tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này bạn nhé!
Lễ nhập trạch là gì?
Như đã nói, nhập trạch là một nghi thức cúng bái khi bạn dọn về nhà mới hoặc xây dựng công ty mới, thường áp dụng cho những gia đình mới mua nhà hoặc nhà mới xây, đồng thời các doanh nghiệp xây dựng hoặc dọn về địa điểm mới ngoài việc chọn địa điểm hay bố trí phong thủy văn phòng cho chuẩn thì lễ nhập trạch cũng là một phần không thể thiếu.
Theo quan niệm dân gian, nghi thức lâu đời này mang ý nghĩa rất linh thiêng và quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Cụ thể, nhập trạch chính là việc gia chủ gia nhập vào một vùng đất nào đó để xây cất nhà ở và sinh sống. Cúng nhập trạch chính là cúng bái gia tiên và thổ địa thổ công tại nơi mình đến, tương tự như “nhập gia tùy tục”.
Việc cúng khấn nhập trạch thể hiện thành ý của gia chủ nhằm thông báo với thổ thần, khai khẩu với chư thần bản địa. Việc có mặt của bạn là đã xin phép và mong muốn nhận được sự đồng ý của thần thánh nơi đây. Người xưa tin rằng, cúng nhập trạch sẽ giúp gia chủ làm ăn suôn sẻ, gặp thời, gia đình an bình thịnh vượng, vui vẻ. Ngày nay, nhiều người vẫn còn chú trọng điều này, bởi nó như một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam.
>>> Tham khảo bài viết: 10 bước thiết kế nội thất phòng khách hợp Phong thủy
Cần chuẩn bị gì trước khi làm lễ nhập trạch?
Khi đã biết ý nghĩa của lễ nhập trạch, hẳn các bạn cũng rất mong chờ tìm hiểu về việc cúng bái ra sao. Với những ai đang có ý định dọn về nhà mới hoặc vừa mới cất xong nhà, thì đừng bỏ qua những lưu ý sau:
– Trước khi thực hiện nghi thức cúng nhập trạch, bạn nên hoàn thiện không gian sống tại nhà mới. Cụ thể, gia chủ cần đảm bảo đã hoàn thành cơ bản việc thi công, xây dựng về mọi thứ. Chẳng hạn như: Nhà phải có bếp, có bàn thờ, bài vị, có đường điện nước cũng như các đồ dùng nội thất khác,… Bởi, khi có đủ mọi thứ thì mới gọi là ngôi nhà, là tổ ấm cần được khai báo với chư vị thổ thần được.
– Gia chủ sẽ là người tự thực hiện việc chuyển vật dụng đến nhà mới, đặc biệt là các vật linh thiêng. Các bài vị gia tiên hay tượng thần linh rất quan trọng nên cần tránh đi những vía của người không tốt đi theo.
– Bạn phải xem xét, lựa chọn ngày, giờ thật cẩn trọng trước khi tiến hành nghi lễ cúng nhập trạch. Để đề phòng những tình huống phát sinh không đáng có, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thủy ứng dụng. Đây sẽ là những người giúp ích được cho bạn vì họ có kinh nghiệm lâu năm. Thầy phong thủy sẽ giúp bạn lựa chọn thời điểm cúng nhập trạch được tốt nhất, hợp nhất với tuổi và mệnh của mình.
– Luôn luôn chuyển đến nhà mới vào buổi sáng sớm, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn. Đó là những thời điểm được nhiều chuyên gia đánh giá là tốt nhất, tuyệt đối tránh chuyển nhà vào buổi tối.
– Trước khi cúng nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị thật tươm tất các lễ vật cho mâm cúng sao cho thật đầy đủ. Càng đầy đủ càng chứng minh được lòng thành kính đối với các vị gia tiên, thần linh.
>>> Tham khảo thêm bài viết: 5 Bước tối ưu Phong thủy nơi làm việc
Lễ vật cho lễ nhập trạch

>>> Tham khảo thêm bài viết: Đặt tên công ty theo phong thủy
Như đã đề cập, mâm cúng, lễ vật cho nghi lễ nhập trạch về nhà mới có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Chúng thể hiện lòng thành của chính chủ nhà đối với gia tiên, thần linh, chư thần thổ địa. Do đó, bạn không thể làm qua loa, đơn giản dù có bận rộn, mất thời gian như thế nào. Dưới đây là danh sách một số đồ cúng nhập trạch quan trọng, cụ thể bạn cần nhớ:
Mâm lễ vật trái cây, ngũ quả
Đối với mâm ngũ quả cúng về nhà mới, số lượng trái quả phổ biến nhất được khuyên là 5 quả. Hoặc, tùy theo điều kiện của gia chủ mà bạn có thể bổ sung thêm chứ không được ít đi nhé! Ngũ quả tượng trưng cho ngũ hành theo quan niệm của người Á Đông là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đặc biệt, số 5 trên mâm quả còn có ý nói dâng lên tổ tiên lòng thành với ước muốn về một cuộc sống mới Thọ, Khang, Phú, Quý, Ninh. Ngoài ra, dựa vào quan niệm này, ngũ quả cũng cần phải tuân thủ theo một số nguyên tắc về màu sắc. Điều này không chỉ giúp mâm cúng được đẹp mắt hơn mà còn đúng ý nghĩa.
Các quả thường có trên mâm ngũ quả này bao gồm: Măng cụt, đu đủ, xoài, mãng cầu, dừa. Khi chuẩn bị, các loại quả phải tươi ngon, đẹp mắt, không bầm dập và phải được rửa sạch, trang trí gọn gàng.
>>>> Tham khảo thêm bài viết: Tất tần tật về ngày Lễ Giỗ tổ Hùng Vương
Mâm hương hoa cúng nhập trạch

Đương nhiên, bất cứ việc cúng bái nào cũng cần phải có mâm hương hoa trang trọng chứ không riêng gì cúng nhập trạch. Chúng không chỉ giúp trang trí, làm đẹp bàn thờ mà còn mang ý nghĩa phong thủy tâm linh. Cụ thể, mâm hương hoa bao gồm các lễ vật cần thiết sau đây:
– Hoa tươi: Có thể là hoa hồng, hoa ly, hoa cúc vàng,… được cắt tỉa gọn gàng, đẹp đẽ.
– Nhang cúng, hương thắp để dâng lên khi cúng khấn thể hiện tính tôn nghiêm, trang trọng, lòng thành của gia chủ.
– 1 cặp đèn cầy đỏ được thắp lên khi bắt đầu cúng để xin rước tổ tiên và thần linh về nơi mới.
– 3 miếng trầu cau đã têm gọn gàng hình cánh phượng để trình gia tiên, thần linh về ăn lấy thảo.
– 1 đĩa muối gạo, 3 hũ đựng muối gạo và nước trộn lẫn tượng trưng cho sự ấm êm, mặn mà, sinh sôi, phát triển.
>>> Xem thêm bài viết: Lễ Phật Đản: Nguồn gốc, Nghi thức và Những điều cấm kỵ
Cách cúng lễ nhập trạch

Khi đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ từ nhà ở, không gian cho đến ngày giờ hoàng đạo, mâm lễ vật đầy đủ. Bạn sẽ tiến hành thực hiện chính xác lần lượt những bước cúng nhập trạch theo quy trình sau đây:
Bước 1: Chủ nhà thực hiện thao tác đốt lò than và đặt ngay chính giữa cửa ra vào nhà mở mới vừa dọn về.
Bước 2: Những lễ vật ngũ quả, rượu thịt, hương hoa đã chuẩn bị sẵn sàng, bạn đem ra bày biện lên mâm. Nhằm chuẩn bị tiến hành việc cúng chuyển nhà mới, cúng bái nhập trạch với thần linh.
Bước 3: Từng thành viên, đầu tiên là chủ nhà sẽ bước qua lò than đầu tiên, chân trái trước, chân phải sau. Trong quá trình này, tay gia chủ phải cầm theo bát hương cùng các bài vị của gia tiên vào nhà.
Bước 4: Sau gia chủ, các thành viên khác trong nhà cũng thực hiện lần lượt bước qua lò than theo. Tất cả các thành viên đều chọn cho mình những đồ vật may mắn đã chuẩn bị để cầm theo khi bước qua.
Bước 5: Gia chủ thao tác bật tất cả điện trong nhà, mở toang mọi cánh cửa để khai thông khí. Cách này cũng được hiểu là cách đánh thức ngôi nhà, chào đón chủ nhân mới về làm ăn, sinh sống.
Bước 6: Mỗi thành viên một công việc, sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài – thổ địa và bày mâm lễ cúng nhập trạch ở giữa nhà. Lưu ý, bạn phải dọn mâm cúng lễ nhập trạch ở hướng về phía phù hợp mệnh tuổi của gia chủ.
Bước 7: Gia chủ hoặc người đại diện gia đình sẽ đừng ra thắp nhang và đọc nội dung bài văn khấn vái. Những thành viên còn lại lùi về sau, chắp tay nghiêm trang và đứng yên ở một nơi nghe khấn.
Bước 8: Sau nghi thức đọc văn khấn, cúng bái xong, chủ nhà sẽ bật bếp, nấu nước pha trà. Nước pha trà tốt nhất nên để sôi từ 5 – 7 phút để mang ý nghĩa khai hỏa, tạo ra sức sống cho nhà mới.
Bước 9: Việc tiếp theo là tiến hành hóa tiền vàng rồi lấy rượu rưới lên tàn tro để nghênh cúng.
Bước 10: Trong mâm hương hoa, bạn cần giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước để đặt vào bàn thờ ông Công ông Táo. Điều này biểu trưng cho sự đầm ấm, no đủ cho gia đình khi chuyển đến nơi ở mới.
Bước 11: Kết thúc buổi lễ nhập trạch, gia chủ tiến hành mang hết lễ vật vào trong và an tâm chuyển đến sống ở nhà mới.
>>> Tham khảo thêm bài viết: Lễ cúng rằm tháng Giêng – nguồn gốc, ý nghĩa và mâm cúng đầy đủ
Văn khấn lễ nhập trạch
Bài văn khấn cúng về nhà mới được gia chủ đọc trong quá trình làm lễ tùy theo hình thức nhập gia khác nhau, bao gồm:
Bài văn khấn nhập trạch chuyển về nhà mới xây:
Cúng khai nhập trạch cho chư vị thánh thần
Sáng sớm chọn ngày tốt để nhập trạch, chủ nhà với vẻ mặt tươi vui, hoan hỷ sau đó sắp xếp Lễ vật từng bàn thờ xong và cúng theo thứ tự như sau:
1 bình hoa, 1 đĩa trái cây ngũ quả (xoài, thanh long, đu đủ, mãng cầu, quýt), 1 trái dừa tươi, 3 nén nhang, 2 đèn cầy ly, 3 ly nước, 3 chung trà
Người đứng cúng quay mặt về ra đường: Thắp hương khấn vái theo bài văn khấn:
Kính lạy mười phương Chư Phật, Chư vị Bồ Tát, cảm ứng chứng minh. Hôm nay là ngày lành tháng tốt:
Nhằm ngày: ………………., giờ tốt: ………………….
Con là: …………. Là ……………………. tại địa chỉ nhà số: …………………..
Xin Sơn Thần, Thổ Địa, Đất Đai Nhơn Trạch, các vị Thánh Thần cho phép con được cúng nhập trạch. Kính mời các vị về dùng những lễ cúng này, tuy có đạm bạc nhưng con mời các vị với Lòng Thành Kính. Cầu mong chư vị gia hộ cho gia đạo gặp nhiều thuận lợi, tài lộc, gia đạo đầm ấm, hạnh phúc. (Khi tàn nhang đem đồ ăn ra cùng chia sẽ dùng hết, không được bỏ đi)
Cúng rước ông bà tổ tiên nhập trạch
Sáng sớm chọn ngày tốt để nhập trạch, chủ nhà với vẻ mặt tươi vui, hoan hỷ sau đó sắp xếp Lễ vật từng bàn thờ xong và cúng theo thứ tự như sau:
1 bình hoa, 1 đĩa trái cây ngũ quả (xoài, thanh long, đu đủ, mãng cầu, quýt), 1 trái dừa tươi, 3 nén nhang, 2 đèn cầy ly, 3 ly nước, 3 chung trà
Người đứng cúng quay mặt về ra đường: Thắp hương khấn vái theo bài văn khấn:
Kính lạy mười phương Chư Phật, Chư vị Bồ Tát, cảm ứng chứng minh. Hôm nay là ngày lành tháng tốt:
Nhằm ngày: ………………., giờ tốt: ………………….
Con là: ………………….. Là ……………………. tại địa chỉ nhà số: …………………..
Hôm nay con cùng gia đình dọn về nhà mới, chúng con Cung thỉnh Ông bà tổ tiên cửu huyền thất tổ về nhập trạch cùng với con cháu. Chúng con kính mời ông bà thụ hưởng lễ cúng tuy có đạm bạc nhưng con mời ông bà với tấm Lòng Thành Kính. (Khi tàn nhang đem đồ ăn ra cùng chia sẽ dùng hết, không được bỏ đi)
Cúng cho người khuất mặt – hương linh (ngoài sân)
Trải giấy báo để dưới đất với lễ vật bao gồm:
Bông hoa, trái cây ngũ quả, cóc, ổi, mía, bắp, đậu phộng, khoai lang (mỗi loại 1 ít), 1 cặp đèn cầy nhỏ, 1 đĩa muối gạo, 5 chén cháo ( sử dụng cháo ăn liền nêm nếm cho ngon), 5 ly nước – 5 ly sữa tươi (loại có đường)
Kính lạy mười phương Chư Phật, Chư vị Bồ Tát, cảm ứng chứng minh. Hôm nay là ngày lành tháng tốt:
Nhằm ngày:………….., giờ tốt: ……………….
Con là: ………………… Là …………. Tại địa chỉ nhà số: ……………………..
Hôm nay tôi có lòng thành bài ra đây lễ vật khiêm tốn bao gồm: ………….. Mời các hương linh/vong linh hoan hỉ đến thụ hưởng lễ vật, và mong các vị hoan hỉ di dời nơi khác để cư trú và từ hôm công ty/gia chủ chúng tôi sử dụng công trình lô đất cho việc kinh doanh mua bán, xây nhà xưởng.
Cầu mười Phương chư Phật & chư Bồ Tát đại từ bi siêu độ cho các hương linh sớm ngày tái sinh về các thế giới tốt lành. (tàn nhang đem gạo, muối rải phía trước, cháo bỏ đi (không được ăn))
Những điều kiêng kỵ khi thực hiện lễ nhập trạch

>>> Xem thêm bài viết: Chuyên gia Nguyễn Ngoan hướng dẫn cách tính bậc tam cấp chuẩn
Dù là bạn đang thực hiện nghi lễ nhập trạch cho nhà mới xây hay mới thuê, nhà chung cư hay nhà mặt phố. Thì, việc kiêng kỵ những điều không tốt sau sẽ giúp gia đình tránh được những trắc trở, vận xui của mình. Cụ thể, khi tiến hành cúng, bạn cần lưu ý phòng ngừa các tiêu chí sau:
– Tránh bỏ lỡ ngày, giờ hoàng đạo tốt khi đã định xong trước đó với chuyên gia phong thủy. Dù chỉ là trễ hoặc sớm 1 phút bạn cũng nên cẩn trọng bởi thời gian làm lễ nhập trạch là cực kỳ quan trọng. Việc chuyển nhà vào ngày, giờ xấu sẽ đem lại nhiều điềm xui xẻo, kìm hãm hạnh phúc.
– Không chuyển đến nhà mới ở vào buổi tối khi vận khí u ám, tối tăm và mờ mịt. Chưa kể, thời điểm này là thời điểm cơ thể con người bắt đầu mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi. Khi đó, việc tiến hành dọn dẹp, vận chuyển sẽ không được nhanh gọn, dễ xảy ra sai sót, có sự cố.
– Tuyệt đối trong quá trình cúng, không cãi vã hoặc nói những điều tiêu cực, không may mắn. Các thành viên cùng gia chủ nên tạo không khí ấm áp, rộn ràng và tươi vui. Có như vậy, gia đình về sau mới yên bình, ấm cúng và sinh nhiều tài lộc, may mắn.
– Phụ nữ mang thai dọn dẹp nhà mới sẽ làm ảnh hưởng tới thần thai, nên cần tránh. Theo phương diện khoa học, phụ nữ lúc này người thể trạng yếu, sức khỏe không tốt vì thế không nên đứng hoạt động hoặc làm việc nặng. Nếu người mang thai là chủ nhân gia đình thì nên tới nhà người thân ở tạm vài ngày. Khi nào kết thúc cúng nhập trạch thì hãy đón về nhé!
– Những người tuổi Dần không nên tham gia vào lễ cúng chuyển nhà mới để tránh xui xẻo, bất trắc.
– Nên cẩn thận hết mức để không làm rơi vỡ một món đồ nhỏ nào khi cúng nhập trạch. Đó được hiểu là điềm không lành, đầu không xuôi thì đuôi sẽ không thể lọt được.
– Tránh việc đi tay không đến làm lễ chuyển nhà mới, nhập trạch vì chúng tượng trưng cho sự trắng tay, không có tiền tài.
– Ngày nhập trạch và ngày tân gia là khác nhau hoàn toàn, nên bạn không nên đón khách vào ngày nhập trạch. Ngày cúng chỉ nên có gia chủ, các thành viên và người thân trong nhà thôi.
– Ngoài ra, bạn không nên ngủ trưa tại nhà mới, không nên tắt đèn khi cúng nhập trạch. Vì nhà mới luôn u ám cần khai thông mọi hướng để đón sự hưng vượng, gạt bỏ sự lạnh lẽo đó.
Kết luận

Theo quan niệm dân gian, việc làm lễ nhập trạch, cúng về nhà mới mang một ý nghĩa linh thiêng và vô cùng quan trọng. Nghi thức này giống như một cách giúp bạn an tâm hơn khi đến vùng đất mới sinh sống và làm ăn. Vì thế, bạn đừng bỏ qua kẻo hối hận về sau, bởi chỗ ở là chỗ gắn kết với mình cả đời. Chưa kể, cúng nhập trạch cũng giúp gia chủ thoải mái tinh thần hơn, từ đó làm ăn suôn sẻ, thuận lợi hơn nữa. Hy vọng rằng, bài chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu thêm về nhập trạch và cách cúng đúng nhất. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về thông tin lễ nhập trạch, hãy liên hệ với Nguyễn Ngoan để được hỗ trợ rõ ràng, chi tiết hơn nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm xem tứ trụ Tử Bình là gì? Cách đoán mệnh qua tứ trụ
KẾT NỐI VỚI CHUYÊN GIA NGUYỄN NGOAN ĐỂ NHẬN NHIỀU GIÁ TRỊ HƠN:
NGUYỄN NGOAN – Chuyên gia phong thủy hàng đầu Việt Nam tiên phong mang đến giải pháp toàn diện về Phong thủy & Quản trị cho cá nhân và Doanh nghiệp. Hãy kết nối với chuyên gia Nguyễn Ngoan để tăng giá trị cả bạn qua kho tri thức sẵn có giá trị triệu đô bên dưới:
☯Website thông tin cá nhân: https://chuyengianguyenngoan.com/
☯Các dịch vụ tư vấn: http://mandala.com.vn
☯Các khóa học Phong Thủy: http://mandala.edu.vn
☯CLB Mandala Phong Thủy: http://mandalaphongthuy.vn
☯Facebook:
https://www.facebook.com/nguyenngoanceo
https://www.facebook.com/mandalaphongthuy
https://www.facebook.com/chuyengianguyenngoan
☯Youtube channel:
https://www.youtube.com/nguyenngoan
https://www.youtube.com/mandalaphongthuy
Nhận ngay Ebook “Giải mã đá & cây Phong Thủy” tại đây: https://tangebook.chuyengianguyenngoan.com/
Công ty TNHH Đào Tạo MANDALA Phong Thủy
Chuyên:
Tư vấn vấn phong thủy ứng dụng trong kinh doanh, xem phong thủy cho doanh nghiệp và gia đạo tư vấn thiết kế kiến trúc nhà ở chuẩn phong thủy.
Thiết kế logo – website chuẩn phong thủy Đặt tên thương hiệu và sản phẩm theo phong thủy xây dựng chiến lược kinh doanh & thương hiệu.
Ứng dụng phong thủy trong tuyển dụng nhân sự đào tạo in-house về phong thủy & quản trị Coaching cho CEO & lãnh đạo theo yêu cầu.
Địa chỉ: Tầng 1, số 74 Nguyễn Khoải, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0907 55 05 27
Website: www.mandala.com.vn
Email: nguyenngoanceo@gmail.com